Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,113
Tổng số trong ngày: 913
Tổng số trong tuần: 6,175
Tổng số trong tháng: 24,205
Tổng số trong năm: 86,343
Tổng số truy cập: 1,209,657

Cần xử nghiêm hành vi lợi dụng KN, TC để gây rối

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

 

Sau 2 năm thực hiện Luật Tiếp công dân (TCD), mặc dù đã thu được nhiều kết quả, tạo nhiều chuyển biến tích cực, bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo Thanh tra đã có cuộc trò chuyện với Trưởng Ban TCD T.Ư Nguyễn Hồng Điệp.

+ Ông đánh giá như thế nào về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) trong thời gian qua?

- Có thể nói, sau 2 năm thực hiện Luật TCD, công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC đã đi vào nề nếp; hành lang pháp lý trong tiếp dân, giải quyết KN,TC đầy đủ hơn; đã gắn công tác tiếp dân với giải quyết KN,TC; trách nhiệm thủ trưởng cơ quan Nhà nước được đề cao, huy động được cả hệ thống tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan Đảng vào việc giám sát việc thực hiện Luật TCD của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước. 

Đặc biệt, nhiều vụ việc KN,TC bức xúc của người dân được giải quyết kịp thời; sự gần gũi của người dân với chính quyền được đề cao. Qua đó, đã khắc phục một phần tiếng nói không đồng thuận giữa các cơ quan không chỉ cơ quan hành chính mà cả cơ quan Đảng, Tư pháp, Mặt trận, từ T.Ư đến địa phương và các cơ quan ở địa phương với nhau. 

Bên cạnh đó, thực hiện Luật TCD, ngoài việc giải quyết KN,TC, còn lắng nghe những kiến nghị của người dân để hoạch định chính sách phù hợp, thực hiện các chủ trương chính sách có hiệu quả. Quan trọng hơn qua tiếp dân, giải quyết KN,TC để xây dựng chính quyền, nâng cao đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC phù hợp với thực tiễn.

Thực hiện Luật TCD, việc TCD định kỳ, thường xuyên, đột xuất của lãnh đạo các cơ quan hành chính và các ban đảng được duy trì ổn định. Bước đầu mang lại hiệu quả, lấy lại niềm tin của nhân dân cho các cấp chính quyền. Nhiều vụ việc đông người được giải quyết kịp thời, không có điểm nóng. Tính đến nay, 100% các địa phương đã thành lập Ban Tiếp dân, các Trụ sở tiếp dân cũng được kiện toàn, bố trí nơi TCD có hệ thống và chuyên nghiệp. 

+ Đấy là những ưu điểm, còn mặt hạn chế thì sao, thưa ông?

- Dù đạt được nhiều kết quả khả quan, bên cạnh đó cũng có không ít hạn chế, thiếu sót. Việc thực hiện TCD có nơi, có lúc còn chưa tốt, thủ trưởng một số cơ quan chưa thực hiện nghiêm chỉnh, chưa rõ ràng theo quy định của Luật KN, Luật TC và Luật TCD. Vẫn còn giao cấp phó tiếp; tiếp không gắn với giải quyết hoặc tiếp cho xong. Nhiều vụ việc bức xúc ở một số nơi nhưng không tổ chức tiếp dân đột xuất. Thậm chí có nhiều vụ việc tiếp dân không kịp thời, dẫn đến gây mất an ninh trật tự; nhiều nơi không tổ chức đối thoại, không xử lý kịp thời có nhiều vụ việc thuộc chính quyền  địa phương, nhưng địa phương không giải quyết nên kéo lên T.Ư, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, của Đảng, của Chính phủ địa phương, Trụ sở TCD. Hay rất nhiều kết luận tiếp dân không được thực thi, hoặc thực thi không hiệu quả, hoặc để quá lâu dẫn đến người dân giảm niềm tin ở kết luận.

Mặt khác, không kiểm tra, đôn đốc, không đề xuất được biện pháp xử lý, giải quyết; nhiều nơi thành lập ban tiếp dân, kiện toàn bộ máy tiếp dân chậm; chưa có kết nối chặt chẽ giữa các ban tiếp dân T.Ư với ban tiếp dân địa phương tỉnh, huyện. Nhiều vụ việc xẩy ra ở cấp cơ sở mà tại đó không có cán bộ tiếp dân chuyên trách; không xử lý được vi phạm về TCD, giải quyết KN,TC. Cán bộ tiếp dân nhiều nơi mặc dù được kiện toàn, nhưng không đáp ứng được yêu cầu, tiếp vận động người dân không được, hiệu quả không cao, không đặt mình vào hoàn cảnh của người dân nên người dân mất niềm tin, bức xúc, không có kiến thức chuyên môn, không có kỹ năng tiếp dân, không được đào tạo bài bản...

Bên cạnh đó, việc chuyển đơn thư lòng vòng, mỗi nơi hướng dẫn một kiểu, làm cơ quan Nhà nước khó khăn trong việc thực hiện TCD và làm khó cho người dân không biết đi đâu; tạo áp lực cho cơ quan Nhà nước, cho người giải quyết và cũng tạo bức xúc cho người dân, dẫn đến việc công dân lăng mạ, hành hung cán bộ tiếp dân xảy ra thường xuyên trong thời gian gần đây.

Mặt khác, mô hình tổ chức của ban tiếp dân không đồng nhất, tiếp dân ở địa phương thì giao cho văn phòng ủy ban; một số bộ, ngành thì giao cho thanh tra; Ban TCD T.Ư thì giao cho Thanh tra Chính phủ; một số cơ quan địa phương thì không có đủ cơ quan tiếp dân như tại Trụ sở TCD T.Ư; chưa có cơ sở giữ liệu quốc gia về tiếp dân, giải quyết KN, TC.

Đặc biệt, hiện nay không có biện pháp tuyên truyền kịp thời để chống lại hoạt động bôi xấu Đảng, cán bộ trên mạng xã hội của những phần tử lợi dụng người dân chống phá chế độ. Thậm chí không xử lý triệt để những phần tử lăng mạ, vu cáo cán bộ tiếp dân. Một số cơ quan chức năng né tránh trách nhiệm không dám xử lý nghiêm; trình tự thủ tục phức tạp; thiếu các vụ án hành chính xét xử, thủ tục cho người dân khiếu kiện tại tòa rất khó khăn, đa số các vụ việc hết thời hạn giải quyết.

Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với thời kỳ mới 

+ Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó?

- Thực hiện Luật TCD và nghị định hướng dẫn thi hành, nhiều cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương đã cơ bản thực hiện tốt việc TCD, giải quyết KN,TC. Cũng có nơi, có lúc còn chưa tốt. Theo tôi là do tại các địa phương cán bộ tiếp dân không nghiêm túc, vận động người dân không hiệu quả; một số nơi cán bộ tiếp dân chưa được đào tạo bài bản, chưa đủ kinh nghiệm, chưa chuyên sâu và không có năng lực… Tiếp dân là công việc vất vả và độc hại nhưng không có cơ chế để thu hút người tài.

Mặt khác, việc kiểm tra, thanh tra trách nhiệm nhiều nhưng không xử lý được vi pham về Luật TCD. Không có cơ chế bảo vệ cán bộ tiếp dân, không có cơ chế động viên kịp thời hoặc đôi khi chỉ là hình thức. Tiếp dân không gắn với tuyên truyền, giải thích; hiệu quả giải quyết KN lần đầu ở cơ sở không cao nên công dân tiếp khiếu, nhiều vụ việc vi phạm về thời gian theo luật. Hay, có những vụ việc giải quyết từ cơ sở sai nhưng không thể sửa được, hoặc khó sửa; các quy định pháp luật không kịp thời, không phù hợp…. 

+ Nghĩa là, có quá nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện TCD. Theo ông, đã đến lúc phải sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật chưa?

- Sau 2 năm thực hiện Luật TCD, ngoài kết quả mang lại, vẫn còn không ít hạn chế nên theo tôi:

Trước mắt cần tổ chức hội nghị tổng kết để tìm ra những nguyên nhân cần khắc phục. Đặc biệt cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều để Luật TCD phù hợp với thời kỳ mới. Bên cạnh đó, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn kể cả thông tư về chế độ, trang phục cho cán bộ tiếp dân... theo hướng tiếp dân chuyên nghiệp.

Thứ hai, phải tăng cường tính pháp lý về tổ chức, chức năng nhiệm vụ, về quyền hạn của Ban TCD T.Ư cho phù hợp với chiến lược phát triển ngành Thanh tra. 

Thứ ba, tăng cường xét xử các vụ án của tòa án, tạo điều kiện bảo đảm quyền lợi cho người dân KN, TC. Tôi cho rằng, đây là mấu chốt để có điểm dừng trong giải quyết KN, TC. Đồng thời, phải mạnh dạn sửa sai khi ban hành quyết định giải quyết cho người dân sai, phải công khai xin lỗi nhân dân và bảo đảm quyền lợi cho nhân dân. 

Thứ tư, có biện pháp quản lý kinh tế xã hội, đặc biệt là tại địa phương; công khai chủ trương cả T.Ư, địa phương từ lúc xây dựng cho đến khi thực hiện để người dân tham gia, giám sát để cùng chia sẻ khó khăn, thuận lợi. Đặc biệt, phải có chế tài xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng KN,TC để gây rối. 

+ Xin cảm ơn ông!

Theo thanhtra.com.vn

 

 

Videos Videos