Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,693
Tổng số trong ngày: 1,355
Tổng số trong tuần: 14,573
Tổng số trong tháng: 32,066
Tổng số trong năm: 125,968
Tổng số truy cập: 1,249,282

Thanh tra tỉnh Bắc Giang: Xử lý chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã năm 2022

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

      Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
      Ngày 03/12/2021, Thanh tra tỉnh tổ chức hội nghị xử lý chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã năm 2022; Phó Chánh Thanh tra tỉnh Nguyễn Thị Hường chủ trì hội nghị, cùng tham dự có đại diện các cơ quan đơn vị và Thanh tra các Sở: Văn phòng UBND tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Công an tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông - Vận tải; Sở Công thương; Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh Nguyễn Thị Hường, chủ trì hội nghị

      Sau khi nghe Thanh tra tỉnh thông qua kết quả rà soát chồng chéo nội dung, đối tượng thanh tra năm 2022, nhất là đối với doanh nghiệp và ý kiến thảo luận, thống nhất của các đại biểu dự họp. Các cơ quan, đơn vị có kế hoạch thanh tra, kiểm tra bị trùng lắp cơ bản đã thống nhất với đề nghị của Thanh tra tỉnh trong việc xử lý 323 trường hợp có dấu hiệu trùng lắp. Kết luận hội nghị, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Nguyễn Thị Hường có ý kiến như sau:
      Kế hoạch thanh tra của các cấp, các ngành được phê duyệt đảm bảo đúng định hướng của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra được tăng cường đi vào nề nếp. Quản lý nhà nước về thanh tra tiếp tục được quan tâm; việc theo dõi đôn đốc sau thanh tra ngày càng tốt hơn, phấn đấu hoàn thành 100% các cuộc thanh tra theo kế hoạch;
       Trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, xác định cụ thể phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra; tăng cường phối hợp tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành với nhiều nội dung để đảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp không quá một lần/năm (trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật), hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; nội dung thanh tra giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao cho cơ quan thanh tra, không đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra không đúng thẩm quyền, trái với định hướng chương trình thanh tra.
     Trong tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, đúng nội dung kế hoạch đã được phê duyệt; không mở rộng nội dung (ngoài kế hoạch) trừ trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật; hoạt động thanh tra, kiểm tra tuân thủ theo pháp luật; ban hành kết luận thanh tra, kiểm tra đúng thời hạn quy định của pháp luật; nội dung kết luận phải xác định rõ hành vi vi phạm, nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm, đề xuất biện pháp khắc phục, chấn chỉnh, xử lý đúng pháp luật. Quá trình thanh tra, kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, không gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp và chỉ thực hiện khi thực sự cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau dịch COVID.


Nguyễn Đức Minh - Thanh tra tỉnh

 

Videos Videos